Những trang mục chính
Trở về trang đầu
Các sinh hoat VTT e.V.
Chuyên đề tin học
Chuyên đề du học
Chuyên đề Việt Nam
Những thông tin trong tháng
Văn hóa và nghệ thuật
Chuyến tham quan các trường mẫu giáo VTT
Trẻ Bất Hạnh, Cần Giúp
Hai chị em Lê Thị Xuân Thăng và Lê Văn Sửu
Em Nguyễn Thị Lan
Hai chị em Trịnh Thị Phương và Trịnh Thị Lý
Hai chị em Trần Thị Nga và Phạm Bá Quốc
Hai chi em Mai Thị Mỹ Thiện và Mai Tấn Phước
Có Một Góc Trời
Học Bổng cho học sinh nghèo khá
Năm học 1999 - 2000
Năm học 2000 - 2001
Năm học 2001 - 2002
Năm học 2002 - 2003
Năm học 2003 - 2004
Trường mẫu giáo VTT
Trường mẫu giáo VTT 1
Trường mẫu giáo VTT 2
Trường mẫu giáo VTT 3
Trường mẫu giáo VTT 4
Trẻ mồ côi & người nghèo khó
Lớp học Tình Thương
Mái Ầm Tình Thương
Nồi cháo Tình Thương
Những tấm lòng vàng
Cứu trợ lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long
Bài tường trình chuyến đi cứu trợ lũ lụt miền Tây đợt I (ngày 29.10.00)
Đời lũ (Đặc san Tình Thương II)
Hình ảnh cứu trợ lũ lụt miền Tây Đợt I
Bài tường trình chuyến đi cứu trợ lũ lụt miền Tây đợt II (ngày 26.12.00)
Hạnh phúc không tên (Đặc san Tình Thương III)
Hình ảnh cứu trợ lũ lụt miền Tây đợt II
Hình ảnh cứu trợ lũ lụt miền Tây 2002
Cứu trợ lũ lụt miền Trung
Cứu trợ lũ lụt miền Trung
Tài trợ bàn ghế & sách vỡ
Dự án trùng tu
Đặc san Tình Thương
ĐSTT 1
ĐSTT 2: Đời Lũ
ĐSTT 3: Hạnh Phúc Không Tên
Quỹ từ thiện & tri ân
Danh sách tri ân
Trương mục VTT Bank-Verbindung
Die freiwillige Gruppe VTT e.V.
Konto-Nr.: 269 70 605
BLZ.: 500 100 60, Postbank Frankfurt
Nối Vòng Tay Lớn
Đôi dòng về VTT & NVTL
|
|
|
|
... những tấm lòng hảo tâm
Cô ơi, giúp cháu với - hãy cho cháu được đến trường!
Con đường làng đầy cát trắng ở thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, thị xã Tam Kỳ
nhiều năm nay là chứng nhân cho những bước chân nhỏ của hai chị em Lê Thị Xuân Thăng và Lê Văn Sửu trên
con đường đến trường mỗi ngày. Và cũng chính con đường ấy hằng ngày trôi qua, thấm đậm bao giọt
mồ hôi của chị Phạm Thị Phương tần tảo một mình nuôi con ăn học với ước mơ cháy bỏng: sau này lớn
lên, các con chị sẽ thoát được cảnh nghèo mà đời mẹ phải trải qua ...
Thương mẹ vất vả quanh năm, hai chị em Lê Thị Xuân Thăng và Lê Văn Sửu đã không
ngừng vươn lên trong học tập. Lê Thị Xuân Thăng là học sinh giỏi suốt 5 năm ở trường tiểu học Tam Thăng,
được thầy yêu bạn mến. Năm học lớp 5 (2003 - 2004) bằng sức học của mình, Xuân Thăng đã đoạt
giải khuyến khích tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Đó là thành quả khích lệ đối với một cô bé
học trò nghèo. Còn Lê Văn Sửu, chẳng may vừa lọt lòng mẹ đã phải trải qua một bão bệnh thập tử nhất
sinh, cuối cùng cũng qua khỏi nhưng lại mang tật nguyền suốt đời. Với thân hình gầy guộc và thần kinh
không ổn định nhưng cậu bé vẫn cố gắng vượt qua để ngày ngày đến trường cùng các bạn trang lứa.
Dẫu gia cảnh có nghèo nàn lại chịu cảnh không chồng nhưng chị Phạm Thị Xuân vẫn
quyết tâm chịu cực khổ cho con cái. Vì không có đất đai, vườn tược để trồng lúa, trồng khoai, chăn
nuôi, nên hoàn cảnh gia đình chị rất khó khăn. Hằng ngày bằng nghề đan lưới thuê học được từ thời con
gái và ai thuê gì làm nấy nhưng chị cũng không đủ sức khỏe để làm việc thuê nên số tiền kiếm được
cũng rất ít để trang trải cho cả gia đình. Tưởng như thế rồi cuộc sống sẽ ổn, ai ngờ đầu năm
2004, chị luôn đối mặt với đau ốm liên miên. Khi thì gại cột sống, lúc thì đau tim co thắt rồi dạ dày
cấp tính ... Những cơn đau cứ thi nhau đổ lên thân thể gầy cồm của chị, khiến có lúc khó có thể
vượt qua. Gia đình đã nghèo giờ lại thêm túng bấn. Tiền chữa bệnh, tiền ăn uống sinh hoạt hằng ngày
rồi tiền lo cho các con cái áo, cái quần, quyển vở ... để đến tường đã làm người phụ nữ nay
kiệt sức. Không chỉ riêng chị Phương đau ốm mà cả con trai Lê Văn Sửu cứ trái gió trở trời lại kêu
đau nhức nhưng chị Phương cũng đành bó tay chứ không thuốc thang được vì chẳng có tiền.
Năm học 2004 - 2005 Lê Thị Xuân Thăng bước vào lớp 6, trường PTCS Tam Thăng. Lên lớp
mới với bộn bề bài vở, kiến thức nhưng Xuân Thăng chẳng có thời gian học bài ngoài giờ lên lớp.
Hằng ngày, cô bé Thăng phải thay mẹ làm nhiều công việc người lớn để kiếm tiền nuôi cả gia đình.
Thương em vất vả, địa phương, nhà trường và bà con chòm xóm mỗi người một tay đã đỡ đần phần
nào hoàn cảnh của Thăng. Nhưng ở cái làng quê nghèo khó Tam Thăng ấy, cuộc sống của người dân cũng
không mấy khá giả gì nên mọi người chỉ giúp ngặt chứ không thể giúp nghèo được. Hiện tại, hoàn
cảnh của cô bé Thăng, cậu bé Sửu và mẹ rất bi đát. Lê Thị Xuân Thăng nước mắt chảy dài khi nghe
mẹ bảo rằng: "Có lẽ con phải nghỉ học thôi! Nhà mình khó lắm ..." Còn chị Phương thì khi nói ra câu
ấy cũng như đứt từng khúc ruột rồi. Đời chị đã khó, bây giờ cái nghèo, cái khó vẫn cứ bám lấy cuộc
đời các con chị.
Khi đến nhà thăm các em, tôi không sao quên được lời nói trong nghẹn ngào, nức nở
của cô bé Thăng: "Cô ơi, giúp cháu với - hãy cho cháu được đến trường!" Mong rằng những tấm lòng hảo
tâm gần xa hãy giành cho Thăng chút tình thương, giúp đỡ em được đến trưường như bao bạn bè cùng
lứa để con đường làng cát trắng Vĩnh Bình in dấu chân nhỏ nhoi của em.
Bạn hãy cùng chúng tôi tài trợ 10,-Euro/tháng cho 1 trẻ bất hạnh ở Quê Nhà!
Có Một Góc Trời
Tôi trở lại nơi ấy, căn nhà lá lụp xụp cheo leo giữa miền sông nước
của người phụ nữ bất hạnh mà ba năm về trước đã có lúc tôi phải cố
kìm chế cảm xúc của mình để không làm tả tơi thêm một cảnh đời tơi tả.
Ba năm trôi qua... trước mặt tôi hình ảnh người phụ nữ gầy guộc xanh
xao với khối u to tướng trên khuôn mặt ràn rụa nước mắt ngày xưa giờ
đây đã được thay thế bằng
bức di ảnh trên chiếc bàn thờ lạnh lẽo kia.
Căn nhà vẫn thế,
ọp ẹp chông chênh trống trước hụt sau như thuở nào,
có khác chăng là đồ đạc trong nhà giờ đã được chuyển đổi vị trí. Nơi đặt
chiếc võng màu xanh lá cây cho người bịnh năm nào giờ là cái bàn gỗ kê chiếc ảnh
thờ của chị. Tài sản đáng giá nhất giờ đây của ba đứa trẻ mồ côi là chiếc giường
tre cũ kỹ được kê sau lưng cái bàn thờ. Trên sàn gỗ sần sùi ọp ẹp quanh bàn thờ
người phụ nữ xấu số, chị Năm An, người dì ruột của ba đứa trẻ nhà ở gần đó xúc
động kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh đáng thương của tụi nhỏ...Cách đây hai
năm, căn bệnh ngặt nghèo bởi khối u độc địa ăn sâu vào vòm họng mỗi ngày đã mang
người phụ nữ tuổi ba tám bị chồng bỏ rơi cùng với nỗi quắc quay cơm áo gạo tiền
đi vào chốn vĩnh hằng. Người đàn ông của chị đã nhẫn tâm không một lần về thăm
gia đình kể cả cái ngày vợ nhắm mắt xuôi tay. Tôi nghe lòng rối bời khi biết
được bé Thanh Hùng, đứa con trai đầu của chị Triệu đang học lớp chín giờ đây sắp
có nguy cơ bỏ học vì nhà quá túng thiếu "gạo còn không đủ ăn nói chi đến chuyện
học hành". Tuổi mười bảy bươn chãi gánh gồng. Tuổi mười bảy một buổi đi học, buổi
còn lại đi vác lá, vác gạch mướn để kiếm tiền đong gạo nuôi em. Người dì, người
cậu và hàng xóm xung quanh ai cũng nghèo nên có thương cũng chỉ giúp được phần
nào cho các em thôi. Con bé thứ hai Nguyễn thị Hồ Văn phải nghỉ học từ hơn ba năm
trước để ở nhà săn sóc mẹ bịnh. Sau ngày mẹ mất em đã nghỉ học luôn và bây giờ đi ở
mướn cho người ta bên Cồn. Xót xa thay cho cái tuổi mười sáu côi cút mưu sinh,
tuổi mười sáu nhọc nhằn cơm áo. Bên cạnh tôi,
thằng bé út Nguyễn Chí Linh nhỏ
nhắn hiền lành đang cúi đầu lặng lẽ. Đôi mắt trong trẻo của đứa trẻ mười ba dần
to hơn khi được tôi cho xem lần lượt những tấm hình của mẹ, của anh chị và của
chính nó cách đây ba năm. Nét mặt nó ngây ra, nhìn chăm chăm vào những bức hình
rồi lại nhìn tôi không giấu được nổi ngạc nhiên. Phút chốc, ký ức về mẹ hình như
đang giẫy giụa trong nó. Mắt nó chớp chớp liên tục rồi lại cúi đầu lầm lũi. Bờ
vai nhỏ nhắn ấy khẻ rung lên khi tôi quàng tay qua thủ thỉ động viên: "Gắng học
lên nghe con, ráng lên. Bây giờ mẹ mất rồi anh em cố yêu thương, đùm bọc nhau
mà sống. Con ráng học cho giỏi mai này nếu có điều kiện các cô, các chú lại về
giúp thêm cho". Niềm xúc động lung linh trên khuôn mặt nhỏ nhắn hiền lành của em
trong khoảnh khắc này đây nhắc tôi nhớ hình ảnh ba năm về trước. Nếu những giọt
nước mắt ngày xưa của đứa con trai đầu là sự quắt quay với nỗi đau bịnh hoạn và
bị chồng ruồng rẫy của mẹ, là nỗi xót xa của đứa con không cha như nhà không nóc
thì những giọt nước mắt của đứa em út hôm nay có là nguyên vẹn niềm tủi nhớ, đau
đáu nỗi xót thương... Lặng lẽ quanh tôi, niềm xúc động cảm thông đang long lanh
trong từng khoé mắt...
Sài Gòn, tháng 5 năm 2003
HTT
|