Spam |
Dù cho bạn xoay xở kiểu nào đi nữa, spam vẫn thật phiền hà, mất thời gian, hao tiền tốn của. Làm sao thoát được chúng? Xin hãy tham khảo bài báo dưới đây. Bạn chẳng biết Pete Larson là ai đâu. Nhưng hắn thì biết bạn, chí ít cũng là biết địa chỉ e-mail của bạn. Có thể hắn đã liếc trộm vào một "xalông trò chuyện" (chat room) hay bảng thông cáo (message board) mà bạn thường đến. Cũng có thể hắn lấy địa chỉ từ home page của bạn hay Web site của công ty, mà có khi hắn lại mua từ một tay "đầu cơ địa chỉ" không chừng. Larson (không phải tên thật) là tiêu biểu cho bọn người chuyên săn địa chỉ e-mail (tạm dịch từ e-mail harvester). Chúng sử dụng các thiết bị công nghệ cao để theo dõi địa chỉ e-mail của bạn rồi bán cho các spammer (tức những kẻ chuyên thực hiện các quảng cáo nhảm nhí trên mạng - ND). Trong hai năm vừa qua, y và đồng bọn đã bán hàng trăm bản sao đĩa CD chứa địa chỉ e-mail cho các spammer trên khắp thế giới. Cứ mỗi hai tháng, chúng lại đưa ra phiên bản cập nhật cho khách hàng của chúng, những kẻ chuyên săn lùng mọi thứ, từ thực đơn ăn kiêng đến các kế hoạch đầu tư. SPAM TRONG COMPUTER Mới đầu, người sử dụng Internet dùng từ spam để mô tả việc tung cùng một thông điệp đến nhiều chat room khác nhau. Từ đó, spam trở thành một thuật ngữ để chỉ bất cứ hành động hay thông báo tiếp thị nào tìm cách chui vào các hộp thư. Spammer - tức kẻ tung ra spam - biện minh rằng đơn giản họ chỉ dùng e-mail như một hình thức tiếp thị trực tiếp giống các kiểu tiếp thị từ xa khác, chẳng hạn, gọi điện thoại đến nhà trong giờ ăn tối hoặc các ngân hàng nhồi nhét đầy những bảng đăng ký Theo AOL, khoảng 40% trong số 15 triệu e-mail giao dịch qua hệ thống của họ mỗi ngày là các spam. Gartner Group thì ước tính hiện nay cứ 10 e-mail được gửi đi trên thế giới thì có 1 là "rác" của các spammer. Con số này tăng gấp đôi so với cách đây chỉ một năm. Theo nhận định của các chuyên gia, tình hình đang trở nên tồi tệ hơn vì "ngày càng có nhiều người nối mạng Internet. Và bất cứ ai cũng có thể gửi hàng tá e-mail đi mà chẳng tốn kém gì". Tuy nhiên họ đã không biết rằng hành động này tốn kém đáng kể cho cả cộng đồng sử dụng Internet. SPAM XUẦT HIỆN KHẰP N?I Các ISP và nhiều công ty khác đã phải tiêu tốn hàng triệu USD vào việc ngăn chặn spam. Chi phí bao gồm trang bị máy chủ mới để xử lý khối lượng e-mail ngày càng tăng, phần mềm lọc spam, chi phí pháp lđể thu thập bằng chứng và khởi kiện các spammer. Công việc kiện tụng này lại chẳng dễ chút nào. Các spammer ngày càng tinh vi hơn trong việc che giấu tung tích bằng các tiêu đề giả và giấu địa chỉ gốc thông qua các mail server thứ ba đặt ở nước ngoài. Spam còn gây tốn kém không ít cho doanh nghiệp vì mất nhiều giờ công lao động để xử lý các e-mail "rác"(junk mail). Khảo sát do công ty AT&T và Lucent Technologies vào năm 1997 cho thấy, các chuyên viên quản trị hệ thống thư điện tử phải mất từ 4 đến 20 giờ mỗi tuần cho việc cập nhật chương trình lọc spam. Nhưng chương trình lọc cũng chẳng thể lọc hết rác rưởi, và vì vậy vẫn phải xóa e-mail một cách thủ công. Chi phí cho việc xóa ước tính khoảng 1 USD/nhân viên/ngày. Người tiêu dùng bình thường cũng phải tốn tiền vô ích vì spam. Ngoài công sức và thì giờ bỏ ra cho việc tìm gốc tích các e-mail rác, bạn còn phải chịu tổn thất về tài chính. Càng nhiều spam chạy về máy, bạn càng mất nhiều tiền do nối mạng Internet. Với những người nhận e-mail từ máy tính xách tay khi ở khách sạn hoặc sử dụng dịch vụ Internet vô tuyến thì tốn kém còn tăng lên gấp bội. Ngoài ra phải kể đến nội dung không mấy lành mạnh của spam. Theo thống kê của Gartner Group, cứ 4 e-mail "rác" thì có 1 cái chỉ đường đến các website khiêu dâm. Mà loại e-mail này lại hay nhắm vào các em nhỏ thường xuyên lướt trên Internet. Cho dù các bậc cha mẹ có cố gắng đến đâu thì e-mail độc hại vẫn len lỏi được đến hộp thư của con cái họ. Việc giám sát con cái không chỉ là dùng các chương trình ngăn truy cập vào Web site có nội dung khiêu dâm mà còn phải kiểm tra hộp thư của chúng mỗi ngày. Các spam chỉ cách "làm giàu nhanh" tuy ít độc hại, nhưng lại gây rầy rà khó chịu. Người ta thống kê loại này chiếm khoảng 35% trong tổng số spam, trong đó có một loại spam kiểu mới là xúi giục người khác cũng trở thành spammer. Nội dung của loại e-mail này bao gồm rao bán spam, tiếp thị phần mềm spam và danh sách địa chỉ e-mail. Chỉ cần bỏ ra 90 USD, là bạn có đủ "đồ nghề" để bắt đầu làm spammer. TẠI SAO SPAMMER LẠI BIẾT ?ỊA CHỈ  E-MAIL CủA BạN? Làm thế nào các spammer lại có được hàng lô địa chỉ e-mail? Thật ra thì mọi việc khá đơn giản. Những người muốn thu thập địa chỉ e-mail dùng phần mềm tự động hóa cao độ, thường là do họ tự viết, để săn lùng các trang Web và ghi lại địa chỉ e-mail. Bạn càng truy cập thường xuyên vào Internet, địa chỉ e-mail của bạn càng có nhiều khả năng bị đưa vào danh sách của spammer. Đôi khi chỉ cần một động tác đơn giản là điền vào biểu mẫu đăng ký Đối với các spammer "tay ngang" không thể tự lập trình, trên thị trường có bán đầy rẫy các bộ công cụ trợ giúp. Chỉ cần bỏ ra từ 100 đến 400 USD, một chuyên viên tiếp thị đã có trong tay 1 triệu địa chỉ e-mail để trở thành spammer và dội "bom thư" đi khắp nơi. Cũng với ngần ấy tiền, họ có thể mua được một phần mềm chuyên thu thập địa chỉ e-mail từ các Web site, newsgroup hay chat room. Và với cùng số tiền như vậy họ mua được cả phần mềm có thể gửi đi 250.000 e-mail mỗi giờ và giấu được xuất xứ nơi gửi. Cách dễ nhất để thu thập địa chỉ e-mail là đăng ký Theo chuyên viên của AOL ước tính, phần mềm của spammer có thể thu thập được từ 30.000 đến 50.000 địa chỉ e-mail trong 24 giờ. Ngoài mạng AOL, các tay spammer còn thu thập địa chỉ e-mail từ hàng ngàn newsgroup trên Internet; đăng ký Ngoài cách thu thập địa chỉ e-mail, hiện nay các spammer còn có một thủ thuật khác là dùng phần mềm quay số đăng nhập vào mail server của công ty. Mỗi lần quay số họ lại thay đổi tên đăng nhập, lần lượt từ đầu đến cuối các địa chỉ từ aa000 đến zz999. Tên nào hợp lệ (tức đăng nhập thành công) vào mail server sẽ được ghi lại để sử dụng, còn nếu server phản hồi rằng không có địa chỉ nào như vậy, chương trình sẽ chuyển sang địa chỉ kế tiếp. Công ty Pacific Bell đã kịp thời tạo một chương trình ngăn chặn kiểu đánh cắp địa chỉ trắng trợn này. Tuy nhiên, có nhiều ISP đã bị tấn công theo cách này mà không biết. ĐÃI... SPAM TÌM VÀNG Trong khi đa số công ty tránh dùng spam làm công cụ tiếp thị thì vẫn có một số dùng e-mail quảng cáo tương tự như spam bất chấp mọi lời ta thán, thậm chí dọa giết từ phía người nhận. Có đủ loại công ty dùng e-mail quảng cáo theo hình thức này, sản phẩm quảng cáo thượng vàng hạ cám từ phim ảnh khiêu dâm cho đến các khóa học nghiêm túc. Hàng triệu e-mail quảng cáo được gửi đi đến bất cứ địa chỉ nào tìm thấy. Đương nhiên, các e-mail quảng cáo thường khiến người nhận bực mình, nhưng lập luận của các công ty sử dụng hình thức tiếp thị này là chỉ cần tìm được một khách hàng trong số những người nhận e-mail là đủ bù đắp chi phí đầu tư cho hệ thống spam. Và trên thực tế, nhiều công ty đã ký được các hợp đồng lớn. Hơn nữa, e-mail quảng cáo có tác dụng quan trọng là làm khách hàng ở nước ngoài biết đến công ty. Điểm khác biệt giữa các công ty dùng e-mail tiếp thị và spammer là họ không giấu giếm xuất xứ e-mail và vì thế không vi phạm pháp luật. Nhưng spammer thì không như vậy. Khoảng 10% số vụ khiếu nại của người tiêu dùng Mỹ là liên quan đến hành vi gian lận từ các e-mail quảng cáo lừa gạt. Các cơ quan tư pháp Mỹ đã có biện pháp pháp lý đối với các spammer. Nhưng, một rắc rối khác là định nghĩa thế nào là spam ở các bang của Mỹ cũng khác nhau. Tại California, e-mail bị coi là spam nếu vi phạm chính sách chung của các ISP về chống e-mail rác. Trong khi đó, ở Virginia, bất cứ e-mail nào cố tình giấu nguồn gốc đều bị coi là spam. Các cơ quan lập pháp bang và liên bang ở Mỹ đang dự thảo những đạo luật chống spam, trong đó bao gồm cả việc cấm bán các phần mềm spam. Quốc Hội Mỹ cũng đang soạn thảo dự luật chống spam dựa trên cơ sở luật được áp dụng ở bang California hiện nay. Tuy nhiên, cho dù luật có nghiêm khắc đến đâu thì cũng không dễ gì ngăn chặn các e-mail rác một cách triệt để vì spam là vấn đề toàn cầu. Các cơ quan bảo vệ pháp luật Mỹ sẽ khó lòng xử xử lý ác spammer từ nước ngoài dội vào Mỹ. Cũng tương tự, các spammer Mỹ có thể chuyển hoạt động ra nước ngoài để tránh né luật pháp. TRÒ CH?I MÈO BẰT CHUỘT Có thể ví việc ngăn chặn spammer như trò chơi mèo bắt chuột. Một số ISP phải tuyển nhân viên chống spam làm việc như các chuyên viên chống ma túy vậy. Trong khi các chuyên viên này luôn phải tìm cách "đổ bê tông" bít các lỗ hổng thì spammer tìm đủ mọi cách chui vào "đánh du kích". Vừa bít xong lỗ hổng này, spammer đã lấp ló ở một lỗ hổng khác. Một trong những spammer nổi tiếng nhất là Sanford Wallace, người tự phong là Vua Spam. Trong thời kỳ cực thịnh, Vua Spam đã lập k lục gửi 25 triệu e-mail đến 12.000 địa chỉ trong vòng một ngày. Nhưng không lâu sau, các ISP đã hợp lại khởi kiện đưa "vua" ra tòa và công ty của Wallace phải đóng cửa vào năm 1997. Trước đó, Vua Spam làm các chuyên viên chống spam của AOL phải mất rất nhiều thời gian theo dõi ngăn chặn các hoạt động gửi spam của Wallace. Khi các biện pháp thông thường chống spammer tỏ ra không hiệu quả, một số người sử dụng Internet tự đứng ra đấu tranh. Những cách như công bố tên, số điện thoại nhà riêng của spammer trên Internet, gửi trả e-mail rác cho spammer đều được áp dụng. Có người còn thâm nhập ngược vào máy tính của spammer để xoá dữ liệu và cả danh sách khách hàng, tức những người thuê spammer gửi e-mail. Cuộc chiến đấu chống spammer tương tự như chống lại bọn lợi dụng tình dục trẻ em (pedophile). Những người chống lại spammer vì tức giận đã sử dụng đến cả các biện pháp như công bố những chi tiết liên quan đến cá nhân spammer để kêu gọi tẩy chay, làm spammer mất mặt và thậm chí mất việc làm. Cách này không được các tổ chức chống spam thừa nhận. Thậm chí có spammer đã phải dời chỗ ở đến một tòa nhà được bảo vệ an ninh cẩn mật sau khi bị dọa giết. Tay spammer này luôn miệng than thở rằng anh ta không hiểu tại sao người ta lại muốn làm hại mình chỉ vì "mấy cái e-mail cỏn con". VẪN CÒN NHIỀU NG?ỜI ỦNG HỘ SPAM Mặc dù đại đa số spam xuất xứ từ các công ty chẳng ai biết đến hoặc đang vỡ nợ, nhưng ngày càng có nhiều công ty tiếng tăm bị cuốn hút vào làn sóng gạ gẫm này. Trong buổi điều trần trước ủy Ban Viễn Thông, Thương Mại và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng thuộc Hạ Viện Mỹ cuối năm ngoái, phó chủ tịch Hiệp Hội Tiếp Thị Trực Tiếp, ông Jerry Cerasale, đã kêu gọi Quốc Hội đừng thông qua đạo luật nào ngăn cản việc chào mời bằng e-mail. Ông cho biết, các thành viên hiệp hội này muốn bảo vệ quyền tự do thử nghiệm và hợp nhất e-mail thương mại. Ông thừa nhận rằng, cách tiếp thị trực tiếp qua e-mail giờ đây đã không còn hiệu quả như lúc ban đầu mà còn làm người tiêu dùng tức giận. Mà các doanh nghiệp thì không dại gì đi chọc giận thượng đế của mình. Do đó, họ sẽ tự điều chỉnh cách tiếp thị này. Biết rằng còn một số người thật sự có nhu cầu nhận e-mail giới thiệu về sản phẩm mà họ quan tâm, một số công ty đã chuyển sang hình thức gửi e-mail theo yêu cầu, tức là chỉ những ai đăng ký nhận e-mail cung cấp thông tin về sản phẩm họ quan tâm thì công ty mới gửi đến mà thôi. Chẳng hạn Postmaster Direct và Choose Your Mail cho phép khách hàng chọn trong danh mục những sản phẩm họ quan tâm. Sau đó, các công ty này liên hệ với nơi sản xuất để gửi thông tin tiếp thị qua e-mail đến từng người theo đúng yêu cầu của họ. Hình thức này đang được nhiều công ty ưa chuộng. Tuy nhiên, không dễ gì chấm dứt nạn spam vì lúc nào cũng có người xem việc gửi e-mail đại trà là cách tiếp thị ít tốn kém nhất. Các phương pháp chống spam vừa không hoàn thiện vừa không dễ triển khai. Trong khi các chuyên gia chống spam tạo những chương trình lọc để ngăn chặn spam, các spammer sẽ còn nghĩ ra những phương cách ngày càng tinh vi hơn để phá vỡ các hệ thống "an toàn" nhất mà không để lại dấu vết. Nhưng vẫn còn nhiều hy vọng với tiến trình hình thành các đạo luật chống spammer, thêm vào đó là nỗ lực đấu tranh của các luật sư, ISP và đông đảo công chúng. Các spammer cũng phải chùn bước trước mức phạt tiền cao, chẳng hạn như Vua Spam Wallace trong năm hoạt động cuối cùng đã kiếm được hơn 1 triệu USD, nhưng số tiền đó không đủ để thanh toán án phí và nộp phạt theo phán quyết của tòa. Cuối cùng Vua Spam trắng tay và cay đắng thốt lên: "chỉ có các luật sư là vớ bở". MẸO CHỐNG SPAM Gởi tiếp đến các isp hay cơ quan chống spammer: Đa số ISP đều có một địa chỉ e-mail đặc biệt dành riêng cho việc chống spam. Khi gửi tiếp (forward) các e-mail rác đến những địa chỉ này, bạn nhớ kèm đầy đủ phần header. Để hiển thị header của e-mail, làm như sau: * Trong Nestcape Messenger, chọn View/Header/All * Trong Outlook Express, chọn File/Properties, bấm tiếp vào nút Details. Bạn cần phải copy toàn bộ phần header và dán vào e-mail gửi đến ISP. Cũng có thể gửi spam đến địa chỉ spamrecycle@ChooseYourMail.com. Nơi đây sẽ chuyển spam đến các cơ quan pháp luật và các công ty sản xuất phần mềm chống spam. 2. Biết nói "không". Hãy xem xét kỹ lưỡng tất cả nội dung liên quan đến chính sách bảo vệ sự riêng tư cá nhân của các Web site trước khi bạn đăng ký và để lại địa chỉ e-mail của mình. Nếu Web site đó không có phần tùy chọn Nhận/Không nhận e-mail tiếp thị thì tốt hơn hết là không tiến hành đăng ký giao dịch. 3. Dùng account e-mail dành riêng cho spam. Bạn có thể đăng ký thêm một account Web mail trên Hotmail hay Yahoo để lấy địa chỉ và để lại trên biểu mẫu đăng k& của các Web site, còn địa chỉ e-mail riêng thì chỉ cho bạn bè, người thân và những người thật sự cần giao dịch biết. Khi spam xuất hiện trong account Web mail, chỉ việc xóa đi là xong. 4. Đừng xuất đầu lộ diện. Đặt trình duyệt web ở chế độ không hiển thị địa chỉ e-mail và password khi bạn tải xuống các tập tin. Cách làm như sau: - Trong Netscape Messenger 4.5: chọn Edit/Preferences rồi nhấn vào nút Advanced. Bỏ dấu chọn trong ô cạnh dòng Send e-mail as anonymous FTP password. Bấm OK. - Trong Internet Explorer 5.0: Chọn Tools/Internet Options, nhấn nút Security. Chọn biểu tượng Internet trong hộp Zone. Sau đó chọn Custom Level. Chọn tiếp phần User Authentication/Logon, nhấn Anonymous Logon. 5. Lọc thư. Đa số ISP đều cung cấp các tùy chọn để lọc bỏ e-mail rác từ spammer. Các chương trình e-mail cũng có chức năng lọc thư vào một folder tạm để xem lại sau. Chức năng này của Eudora Pro là tốt nhất. Nếu không có Eudora Pro thì các phiên bản mới nhất của Outlook Express và Netscape Messenger cũng cho phép bạn thiết lập các qui định lọc thư để loại bỏ spam. 6. Không trả lời. Nhiều người đã mất cảnh giác khi xác nhận địa chỉ e-mail của mình bằng cách chọn phần "Remove" kèm theo trong e-mail rác. Dù nhiều chuyên viên tiếp thị tôn trọng yêu cầu này nhưng spammer thì vẫn ghi lại địa chỉ e-mail của bạn. Và như vậy, bạn sẽ tiếp tục là nạn nhân của spammer. 7. Đề phòng spam trên chat room. Bạn muốn biết spam ra sao? Dễ ợt! Chỉ cần vào một chat room trên AOL, spammer sẽ tìm đến bạn. Chỉ vài phút sau khi vào một chat room chiêm tinh, bạn sẽ có ngay vài ba e-mail gửi đến chỉ đường vào các Web site dành cho bói toán. Hoặc nếu tham gia chat room về đề tài phụ nữ, e-mail hướng dẫn cách vào Web site khiêu dâm sẽ xuất hiện ngay lập tức. Trong phần To của spam, bạn sẽ thấy có đầy đủ tên những người cùng có mặt trong chat room với mình tại thời điểm đó. Tuy nhiên, không phải chat room nào cũng được spammer "chiếu cố". Thông thường, chat room về đề tài phụ nữ và trẻ em là được spammer theo dõi kỹ nhất. C?NG CỤ VÀ DỊCH VỤ CHỐNG SPAM Khó mà tìm được một lá chắn tin cậy giúp bạn không bị nhận e mail rác. Tuy nhiên, có không ít công cụ và dịch vụ có thể hạn chế được spam như: Các phần mềm chống spam ngày càng hiệu quả hơn dù không thể ngăn chặn tuyệt đối. Phần mềm SpamScan97 của Webster Image giá 23 USD (www.webster-image.com) và SpamBuster của Contact plus giá 20 USD (www.contactplus.com) là lựa chọn tốt cho bạn. Các bộ lọc này hoạt động theo nguyên tắc tích hợp với phần mềm e-mail để phân loại thư ra nhiều mức độ khác nhau, từ đó nhận dạng các spam để chặn lại. Muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo www.pcworld.com/sept98/defenders_spam. Nếu tham gia newsgroup, bạn có thể đăng ký. Muốn xác định nguồn gốc của e-mail rác, dịch vụ SpamCop (www.spamcop.net) sẽ giúp bạn, lệ phí 15 USD/ năm. Dịch vụ này còn cung cấp sẵn đơn khiếu nại về việc bị spammer quấy rầy để bạn gửi đến ISP. Trong khi đó, dịch vụ Network Abuse Clearing House (www.abuse.net) sẽ chuyển thư khiếu nại của bạn đến dịch vụ mà từ đó spam được gửi đi. (theoVASC) |
Bạn tìm đến nhóm
thiện nguyện VTT qua www.tuoitre.org, tuoitre.org, www.tuoitre.de hoặc tuoitre.de. Mọi ý kiến đóng góp xin bạn hãy liên lạc với chúng tôi qua lienlac@tuoitre.org. |