Internet2:
- Mạng
toàn cầu
tương lai

  |  

Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực đưa ra phiên bản Internet mới. Kết quả quá trình làm việc của họ sẽ ảnh hưởng lớn tới các ứng dụng mạng cũng như cách quản lý chúng.

Trước sự bành trướng của giới kinh doanh trên mạng Internet hiện nay, các nhà nghiên cứu thuộc khu vực chính phủ và viện hàn lâm đã phải rút lui và xây dựng một mạng riêng lấy tên là Internet2.

Tuy nhiên đây chỉ là một phần của vấn đề. Trái với tưởng tượng của nhiều người, cái gọi là Internet2 không tách biệt hẳn khỏi các phương tiện và đường truyền của Internet hiện nay. Cũng sẽ không tồn tại 2 mạng Internet đồng thời trên thế giới này. Thực chất, Internet2 chỉ là dự án thử nghiệm của trên 200 trường đại học, các nhà nghiên cứu thuộc khu vực nhà nước, các công ty công nghệ cao và đặc biệt là có sự phối hợp của Hiệp Hội Đại Học về Phát Triển Internet Cao Cấp (University Corporation for Advanced Internet Development - UCAID, www.ucaid.org).

Mục tiêu của UCAID là phát triển các công nghệ khác nhau một cách cơ bản để dùng cho cơ sở hạ tầng giao thức Internet hiện thời một khi mạng này thực sự trở nên quá tải. Các thành viên của dự án Internet2 tập trung vào các điểm khác nhau cơ bản, nghiên cứu các khả năng mở rộng băng thông hơn nữa bao gồm các middleware, giao thức, và đặc biệt là các ứng dụng Internet mới có thể nhân bản, thậm chí cải thiện sự tương tác trực tiếp.

Những ứng dụng như vậy đã có ở dạng thử nghiệm và không giống với những gì chúng ta thấy hiện nay. Chẳng hạn đó là hình ảnh 3 chiều của não bộ khi đang suy nghĩ; hình ảnh truyền từ trạm thiên văn, cho phép các sinh viên có thể nhìn và nghe khi chuyên gia mô tả những gì họ nhìn thấy; các xưởng phim dùng công nghệ hiện thực ảo để giải tỏa những rào cản về thời gian và không gian, tạo ra sự hợp tác tốt hơn giữa các nhóm làm việc trên khắp toàn cầu.

Nếu không có nội qui chặt chẽ trên các mạng công cộng, những ứng dụng tiêu tốn nhiều băng thông có thể khiến Internet hiện thời sụp đổ. Internet2 sẽ là nơi để thử nghiệm các ứng dụng này. Theo một chuyên gia đã từng giữ chức chủ tịch ban chỉ đạo Internet2 vào năm 1996 thì "Internet2 không phải để dành cho e-mail hay video trực tuyến mà đây là nỗ lực có tính toán nhằm rút ngắn thời gian phát triển các sản phẩm Internet giai đoạn kế tiếp".

Theo nhiều nhà nghiên cứu có liên quan tới dự án Internet2, những công nghệ đang được thử nghiệm sẽ bắt đầu tìm đường đến với các sản phẩm thương mại vào cuối năm 2000. Tới đây, mạng công cộng sẽ có hình thức và nội dung giống như các mạng riêng. Tuy ưu điểm là riêng biệt, có thêm các dịch vụ giá trị gia tăng nhưng mạng riêng lại đắt tiền hơn. Đưa ra được những công nghệ giúp Internet đạt tới tốc độ của mạng riêng sẽ là một bước tiến quan trọng trong công nghệ mạng.

Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ làm thay đổi hoàn toàn nền kinh tế. Lý do là thay vì phải xây dựng một mạng riêng, các CIO giờ đây có thể thông qua các công ty viễn thông đại chúng để cung cấp những khả năng tương tự trên cơ sở hạ tầng mạng công cộng. Kết quả là Internet hiện thời sẽ được thay thế dần khi các công nghệ và thành phần mới có nguồn gốc từ Internet2 được thương mại hoá. Các doanh nghiệp trên thế giới sẽ bị xáo trộn toàn bộ - từ mô hình kinh doanh chiến lược đến quy trình sản xuất cũng như kỹ năng của nhân viên. Họ sẽ phải xem xét lại cách thức làm việc, cách phát triển và tiêu thụ sản phẩm, và cả phương pháp quản lý tài nguyên mạng. Trong kỷ nguyên Internet này, việc hiểu được công nghệ mang tốc độ cao và khả năng của chúng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Internet2 nhắm tới điều gì? Dự án Internet2 đang khảo sát hàng loạt công nghệ có khả năng truyền dữ liệu âm thanh và hình ảnh một cách nhanh chóng và tin cậy. Đa truyền thông (multicast) và phục vụ có chọn lọc (diffserve) có thể là những công nghệ đầu tiên ra khỏi cửa phòng thí nghiệm để đến với thị trường.

Multicast là gửi một "dòng" (stream) âm thanh hoặc hình ảnh qua mạng Internet, sau đó, tại điểm chung gần nhất trên mạng, dòng dữ liệu này được sao ra để gửi đến các máy tính khác nhau có cùng yêu cầu. Công nghệ này giúp cải thiện tốc độ mạng rất nhiều vì từng máy tính không cần phải yêu cầu dữ liệu riêng biệt từ server.

Cùng với multicast là dịch vụ có chọn lọc (diffserve). Cách giao dịch của Internet ngày nay là cứ chuyển gói dữ liệu đi, còn chừng nào nó tới đích thì tới. Phương thức giao dịch này không có vấn đề gì đối với e-mail thông thường vì e-mail là loại dữ liệu không cần phải chuyển tức thời. Nhưng nếu là dữ liệu hình ảnh thì khác. Chúng cần được chuyển đến đích mà không bị gián đoạn, cho dù chỉ là một phần nghìn giây. Diffserve giải quyết vấn đề này bằng cách đưa ra các mức độ ưu tiên khác nhau đối với từng loại gói dữ liệu.

Phối hợp lại, hai công nghệ này sẽ cho phép truyền âm thanh và hình ảnh chất lượng cao trực tuyến hoặc theo yêu cầu. Đây quả là một cuộc cách mạng vì nó giúp làm giảm, nếu không muốn nói là loại trừ hẳn, những hạn chế về không gian và thời gian. Và đây cũng là mục tiêu mà Internet2 nhắm tới.

Các chuyên gia nói rằng chìa khóa của thành công là ứng dụng chứ không phải cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là nhằm cho phép phát triển các ứng dụng multimedia như một cách để kích thích các tổ chức kinh doanh trên Internet triển khai thêm nhiều băng thông. Các thành viên của Internet2 đang được kết nối với nhau bằng trục xương sống 2,4Gbps, tốc độ được xem là nhanh nhất hiện nay.

Dung lượng băng thông hiện dành cho kinh doanh là rất đắt, chủ yếu do ít có ứng dụng cần tới nó. Nhưng đồng thời cũng chẳng ai đi viết các ứng dụng tiêu thụ nhiều băng thông vì không có cách nào để chạy chúng. Hy vọng rằng việc khuyến khích mọi người viết các ứng dụng thử nghiệm có thể khiến khu vực thương mại phát triển thêm băng thông.

Các công ty tham gia vào Internet2 như thế nào? Những ứng dụng được phát triển cho Internet2 thoạt nghe cứ như chuyện khoa học viễn tưởng. Chẳng hạn, phần hiện thực ảo do trường đại học Illinois đảm nhiệm; mọi người, bất kể là đang ngồi tại đâu, cứ mang kính hiện thực ảo vào là đều nhìn thấy các hình ảnh 3D chiếu trên tường.

Hoặc hãy thử tưởng tượng một cuộc hội đàm qua video mà hình ảnh về từng người tham dự được camera quay 180 độ thu lại rồi chiếu lên một bức tường ở cách đó hàng "vạn dặm", tất cả hình ảnh đều có kích thước đúng như thật, với âm thanh định hướng. Theo phó chủ tịch phụ trách công nghệ Internet của IBM thì "những ứng dụng này mang đúng bản chất mạng hơn Internet".

Hầu như tất cả sản phẩm thử nghiệm hiện nay đều có phần phục vụ giáo dục, chẳng hạn như đào tạo từ xa. Ngoài ra, sự kết hợp giữa băng thông rộng, hình ảnh toàn màn hình và âm thanh chất lượng CD còn mang lại nhiều khả năng cho các hoạt động kinh doanh: dữ liệu ở dạng 3D trên thị trường chứng khoán; thử ô tô trước khi đưa vào sản xuất; tiếp cận tới khách hàng thông qua các màn trình diễn video chất lượng cao ngay tại máy tính của họ. Những dịch vụ mở ra cho mục đích thương mại trên mạng rồi sẽ rất nhiều. Các chuyên gia cho rằng vào năm 2000, doanh nghiệp sẽ dùng khả năng mà Internet mang lại để tạo thế mạnh trong cạnh tranh. Những công nghệ này sẽ làm thay đổi toàn bộ chiến lược kinh doanh của công ty.

Tất nhiên, giống như bất cứ sản phẩm mạng nào, muốn thành công thì sản phẩm phải kết hợp một cách hợp lý giữa multicast và diffserve. Như vậy, sản phẩm của những công ty như Ameritech, AT&T, Cisco Sytems, IBM, Lucent Technologies, MCI WorldCom, Nortel Networks, Qwest, ... sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trên đấu trường viễn thông Internet, và hiện nay tất cả đang là thành viên của Internet2. Được biết mỗi công ty đã phải chi ra không dưới 30 triệu USD để nuôi dưỡng dự án béo bở này.

Đơn cử như Qwest đã tặng cho dự án Internet2 11.000 dặm (tương đương với 17.600 km) đường dây cáp có dung lượng 2,4 Gbps (OC-48) trên hệ thống mạng quốc gia của công ty, trị giá 500 triệu USD. Công ty này đang kề vai sát cánh bên cạnh các thành viên khác để tận mắt chứng kiến thông tin được truyền ở tốc độ "siêu nhanh" như thế nào. Rõ ràng là khi không thực hiện nhiều hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) một cách trực tiếp thì đây là cách tốt nhất để có được các ứng dụng mới và hiệu quả. Chưa hết, Qwest còn tham gia vào việc theo dõi hiệu quả làm việc giữa các thiết bị mạng như router và các giao thức. Theo một quan chức của Qwest thì công ty sẽ đánh bại các đối thủ cạnh tranh bằng cách trực tiếp ứng dụng những gì thu lượm được từ Internet2 vào cơ sở hạ tầng hiện tại của họ. Công ty còn có tham vọng lôi kéo khách hàng của AT&T về phía mình (và đương nhiên là AT&T cũng có ý tưởng về kế hoạch gìn giữ và phát triển số lượng khách hàng của mình).(tưởng về kế hoạch gìn giữ và phát triển số lượng khách hàng của mình).

Ngay cả những công ty đã tự thực hiện nhiều hoạt động R&D cũng vẫn tích cực tham gia vào dự án Internet2. Với IBM thì câu thần chú cho thập k mới là "e-business". Công ty đã tăng được 25% trong tổng số 82 t doanh thu năm 1998 về các sản phẩm phần cứng, phần mềm và dịch vụ liên quan đến kinh doanh e-business. Với lợi nhuận béo bở như vậy, IBM có lý do để tham gia vào hầu như mọi tiến trình của Internet2. Họ đang tham khảo các cách quản lý và giám sát mạng tốc độ cao về khả năng chứng thực, bảo mật, các thủ tục cấp account, tốc độ và quản trị. Hiện nay các thành viên trong nhóm tư vấn Global Services của IBM còn phải ngập đầu trong những dự án nghiên cứu Internet2. Theo một nguồn tin cho biết thì công ty sẽ đưa ra các thiết bị dùng nghệ Internet2 trong vòng 12 tháng tới đây. Trong số những ứng dụng đầu tiên từ Internet2 mà IBM giới thiệu có hình đàm tốc độ cao và lưu trữ mạng phân tán.

Chuẩn bị yếu tố con người ra sao? Các CIO phải làm gì để chuẩn bị? Là người chăm chỉ, họ có thể lên kế hoạch cho cuộc cách mạng Internet2 một khi nó ra đời. Còn không, họ có quyền ung dung ngồi chơi vì hiện nay vẫn chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào được chính thức đưa ra để mà mua hay ký hết hợp đồng.

Năng lực mà một tổ chức công nghệ thông tin cần trong lĩnh vực mạng là vấn đề quan tâm hàng đầu. Mạng trở thành cơ sở hạ tầng mang tính sống còn và như vậy có nghĩa là phải tuyển mộ được những nhân viên có trình độ về mạng, giúp họ luôn trau dồi tri thức.

Hơn ai hết các nhà điều hành hệ thống thông tin hiểu rõ vấn đề này. Họ là những người đầu tiên được chứng kiến sự buộc phải thay đổi của các tổ chức công nghệ thông tin và nhận thấy rằng: các tổ chức này phải thâu tóm được các ứng dụng quản lý và cộng tác trên Internet mới. "Vài năm trước đây, các CIO phải đầu tư thời gian cho hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. Còn bây giờ, công việc của họ là quản lý thư mục (directory management) để phân cấp người dùng và đưa ra những chính sách quản lý sự lưu chuyển của người dùng và dữ liệu trên mạng", một nhà điều hành HTTT nhận xét.

Nói chung, cục diện của ngành công nghiệp mạng đang thay đổi. Theo bạn thì giờ đây công ty nào là mạnh nhất trên thị trường viễn thông và mạng? Có thể họ sẽ chẳng còn giữ được vị thế đó trong khoảng 8 tháng nữa. Chúng ta sẽ thấy có sự đổi ngôi giữa các công ty lớn và những tên tuổi ít người biết đến. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên luôn để "mở" các lựa chọn cho mình, đừng quá chú trọng những mối quan hệ lâu năm.

(theoVASC)

Close


Bạn tìm đến nhóm thiện nguyện VTT qua
www.tuoitre.org, tuoitre.org, www.tuoitre.de hoặc tuoitre.de.
Mọi ý kiến đóng góp xin bạn hãy liên lạc với chúng tôi qua lienlac@tuoitre.org.